NGUYỄN NGỌC HOÀNG YẾN - LAN TỎA NHIỆT HUYẾT VÀ CHIA SẺ ĐAM MÊ HỌC TIẾNG NHẬT

Thứ Tue,
30/06/2020
Đăng bởi Đào Thị Nga My

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hoàng Yến

Khoá lớp: K51 (QH2017)

Chuyên ngành: Biên phiên dịch tiếng Nhật

Thành tích và hoạt động nổi bật:

  • GPA năm học 2018-2019: 3.85/4.0
  • Đại danh hiệu “Sinh viên xuất sắc”, “Đại sứ sinh viên"
  • Đạt danh hiệu  “Sinh viên 5 tốt cấp thành phố Hà Nội”
  • Thành viên ban truyền thông của BCH ĐTN-HSV khoa NN&VH NB. Nằm trong BTC của nhiều sự kiện. 
  • Là Đại sứ ULIS 2019, hỗ trợ sinh viên khóa QH2019.
  • Tham gia Chương trình trao đổi ngắn hạn với trường Đại học Meiji, Tokyo, Nhật Bản 
  • BTC Nội dung chương trình “Chào ngoại ngữ 2019” - chào mừng tân sinh viên K53 trường ĐHNN-ĐHQGHN

Khởi nguồn nhiệt huyết 

“Chị không có châm ngôn sống cụ thể mà chị đang thử nhiều hướng suy nghĩ khác nhau, bởi chị muốn tìm hiểu xem điều gì phù hợp với bản thân.” - Nguyễn Ngọc Hoàng Yến

Là cựu học sinh THPT Chuyên Ngoại Ngữ, chị Yến đã có nhiều năm tìm hiểu và học tiếng Nhật trước khi vào trường. Cũng bởi vậy mà chị đã sẽ có nhiều ưu thế khi chọn ngành Ngôn ngữ Nhật. 

Đam mê của chị Yến bắt nguồn từ những suy nghĩ về nghề “phiên dịch", vừa “ngầu”, được bôn ba nhiều nơi, gặp người giỏi, vừa có thu nhập ổn định và mức lương hấp dẫn. 

Không dừng lại ở tiếng Nhật, chị còn luôn trau dồi chính mình, thử thách bản thân ở những lĩnh vực mới. Chị tự tìm tòi học hỏi về design, cụ thể là trên các  ứng dụng như Adobe Illustrator, Adobe Photoshop …. những công cụ còn khá xa lạ với nhiều bạn sinh viên không chuyên. Chị cũng từng học, từng thử khá nhiều thứ thú vị như chụp ảnh, edit ảnh, tự học một ngôn ngữ mới như tiếng Thái. Ngoài ra chị còn biết chơi nhạc cụ. 

Lan tỏa đam mê

Sau nhiều năm theo đuổi và chinh phục tiếng Nhật, chị Yến đã tích lũy được cho mình rất nhiều kinh nghiệm. Theo chị, có 2 việc trước hết cần phải cải thiện: Quản lý thời gianTăng sự tập trung

Về cách quản lý thời gian, chị làm Bullet Journal để làm to-do-list cho ngày, tuần, tháng. 

Về cách tăng sự tập trung, thì khi học, chị sử dụng phương pháp Pomodoro, nghĩa là trong khoảng thời gian nhất định (thường là 25 phút) chỉ để tập trung làm một việc, sau đó nghỉ khoảng 5-10 phút và lại bắt đầu 25 phút tiếp theo để tập trung tiếp. Bên cạnh đó, cũng cần phân thời gian riêng cho việc hoạt động dự án và học, giờ nào việc nấy.
Ngoài ra, đầu mỗi học kỳ, chị lập sẽ lập một file drive, mỗi môn học tạo một thư mục riêng. Trong đó chị lưu lại đề cương, cách thầy cô chấm điểm môn học và các tài liệu liên quan. Nhờ đó chị theo dõi được tiến độ mỗi môn học của mình, xem môn nào cần cải thiện điểm phần nào.


 

Nơi Yến đã chọn 

Chị Yến chia sẻ rằng Đại học Ngoại ngữ là một môi trường phù hợp để phát triển, cả về chuyên môn tiếng Nhật và các kỹ năng của bản thân.
 
Ba từ để miêu tả về nơi đây với chị là “Tự do - Cơ hội - Phát triển”. Bởi với chị khoa Nhật không chỉ tạo 1 môi trường tự do, mà còn cho sinh viên rất nhiều cơ hội để phát triển. Tự do bởi vì chị không cảm thấy bị bó buộc, thầy cô và các anh chị luôn khuyến khích sự sáng tạo và đột phá, cũng rất cởi mở đón nhận sự thay đổi. Cơ hội rất đa dạng: cơ hội nhận học bổng, đi trao đổi, có việc làm. Như chị chỉ trong 2 năm đã được làm MC, lên nội dung sự kiện, chạy sự kiện, làm truyền thông, đi trao đổi tại Nhật, làm lớp trưởng, làm trong HSV... Từ đó giúp sinh viên trong khoa phát triển nhiều mặt của bản thân, đó là sự tự tin, bản lĩnh và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm.

Ngoài ra thầy cô ở trường mình (đặc biệt là khoa) đặc biệt quan tâm đến sinh viên, luôn giúp đỡ và tận tâm nhiệt tình, sát cánh bên các bạn sinh viên mọi lúc mọi nơi. 

Khoa NN&VH Nhật Bản - Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN, sự lựa chọn hoàn hảo cho tương lai

Chị chưa bao giờ hối hận khi trở thành một phần của khoa NN&VH Nhật Bản tại ULIS. Chị nghĩ đó là nhờ rất lớn ở công sức của các thầy cô và các anh chị đi trước trong khoa. Mong các bạn sinh viên sẽ trân trọng nỗ lực ấy, và thoải mái bung toả năng lượng của mình.
 

Ý kiến của bạn